Monday, October 17, 2016

Nghệ thuật giao tiếp

Cuốn sách có đoạn này hay:


They say the pen is mightier than the sword. It is, but the tongue is even mightier than the pen. Our tongues can bring crowds to laughter, to tears, and often to their feet in shouting appreciation. Orators have moved nations to war or brought lost souls to God. And what is their equipment? The same eyes, ears, hands, legs, arms, and vocal chords you and I have. Perhaps a professional athlete has a stronger body or a professional singer is blessed with a more beautiful singing voice than the one we were doled out. But the professional speaker starts out with the same equipment we all have. The difference is, these jawsmiths use it all. They use their hands, they use their bodies, and they use specific gestures with heavy impact. They think about the space they’re talking in. They employ many different tones of voice, they invoke various expressions, they vary the speed with which they speak . . . and they make effective use of silence.


You may not have to make a formal speech anytime soon, but chances are sometime (probably very soon) you’re going to want people to see things your way. Whether it’s persuading your family to spend their next vacation at Grandma’s, or convincing the stockholders in your multimillion-dollar corporation that it’s time to do a takeover, do it like a pro.

Bảy Ròm dịch đại khái là như vầy:

Người ta nói rằng cây bút có sức mạnh hơn cả cây kiếm. Đúng vậy, nhưng cái lưỡi của con người mình còn có ma lực hơn cả cây bút. Lời nói có thể đem lại tiếng cười cho biết bao nhiêu người, có thể làm rơi bao nhiêu nước mắt, hoặc thường người ta phải quỳ gối để ca ngợi. Những nhà hùng biện có thể đưa các quốc gia lâm vào cảnh chiến tranh, hoặc cứu vớt những linh hồn tội lỗi về với Thượng Đế. Họ sử dụng những thiết bị nào vậy? Cũng chỉ là mắt mũi, tay chân, và tiếng nói mà bạn và tôi, ai cũng sở hữu. Có lẽ rằng một nhà thể thao chuyên nghiệp có được một thân hình khỏe mạnh và một ca sĩ chuyên nghiệp được trời phú cho giọng hát tuyệt vời hơn tụi mình. Nhưng một người diễn thuyết chuyên nghiệp bắt đầu cũng chỉ từ những gì mà mọi người đều có. Điều đáng nói là những người "thợ miệng" này sử dụng tất cả những gì họ có và họ cần. Họ sử dụng tay chân, cơ thể, và họ sử dụng những cử chỉ đặc biệt và đem lại những tác dụng rất hiệu quả. Họ suy nghĩ tới khoảng không gian khi họ đang nói. Họ vận dụng nhiều âm điệu khác nhau, chọn lựa nhiều cách biểu lộ nét mặt... Họ biết ăn nói khi nhanh khi chậm .. và họ biết sử dụng cả những lúc yên lặng.

Bạn có thể chưa biết cách diễn thuyết theo đúng nghi thức, nhưng cơ hội (có thể là rất sớm) sẽ là một ngày bạn muốn mọi người nhìn sự vật theo ý bạn muốn. Có thể đó là vài câu bàn luận để gia đình đồng ý đi nghỉ mát ở nhà ông bà, hoặc thuyết phục những người cổ đông trong công ty chịu chi tiền đầu tư, bạn cần phải biết ăn nói thiệt chuyên nghiệp.

...
Người ta coi trọng việc ăn nói quá hả? Điều đó chứng tỏ rằng biết ăn nói sao cho vừa hợp lý, hợp tình thì lời mình nói chẳng khác gì một vũ khí giúp mình dễ dàng thắng thế trong khi giao tiếp.

Nhưng đây mới là điều Bảy Ròm suy nghĩ: Cũng một lời nói, mình có thể làm tan chảy trái tim người khác. Vậy thì tốt quá! Cũng một lời nói, mình có thể làm người ta đau lòng mà không thể có thứ thuốc thang nào có thể chữa lành. Mình có nên quá vô tình, bạ đâu nói đó, không hề suy nghĩ, để rồi nỗi đau của người khác là chuyện giỡn chơi của mình?

Cây bút mạnh hơn cây kiếm, nhưng lời nói còn mạnh hơn cả cây bút. Lời nói có thể giết chết mạng người. Xin hãy cẩn thận và đừng quá vô tình.

BR

No comments:

Post a Comment