Friday, November 18, 2016

Nghệ thuật giao tiếp: Đừng làm mất mặt người khác.

Đặc biệt là ở chổ công cộng.

Khi chỉ có hai người với nhau, hoặc khi chỉ có những người bạn thân, thì chuyện lỡ lời chọc ghẹo người khác một cách quá đáng sẽ dễ dàng được bỏ qua.

Ở chổ đông người, một câu nói giỡn quá lố, làm người khác mất mặt sẽ có nhiều hậu quả không hay. Người bị chọc cảm thấy bị mất mặt và không có cơ hội nào thay đổi được. Quan trọng hơn nữa, người mở miệng làm mất mặt người khác mới thiệt là xấu trong mắt những người chung quanh. 

Khi người ta thích và khen mình, đôi khi họ nói rõ cho mình biết điều đó. Khi người ta bất bình và chê mình, thường thì người ta giữ yên lặng. Vậy mới là tai hại. Mình sẽ không có cơ hội để biết được lỗi lầm và sửa chữa.

...
Một nhóm bạn gái đang tụ tập trò chuyện. Một chàng trai trẻ, đẹp trai và nhút nhát, đi ngang.
- Hình như đó là thằng Bảy Ròm lâu nay đeo đuổi mày đó Lan.
- Dạ. Ảnh có vẻ thương em thiệt, nhưng anh không dám nói nhiều.
- Vậy hả? Để tao....
- Ê, Bảy Ròm.
- Bảy đây, chị Hồng khỏe không?
- Khỏe gì mày? Nghe nói mày dê lắm mà tán gái không được hả? Xời, tao tưởng lông mày rậm thì mấy em chạy theo mất dép, hóa ra chẳng cua được em nào. Thiệt là tội nghiệp. 

Và, cả đám bạn gái cười ha hả. Chỉ có em Lan cúi gập đầu, yên lặng, và chàng trai kia ngoảnh mặt, bước vội một hơi liền không dám quay đầu lại... Anh ta đi thằng về đám bạn trai đang đứng đàng xa, dường như muốn núp sau lưng họ để giấu bộ mặt thểu não của mình

..
Đám bạn trai nghe tiếng cười rộn rã, ai cũng ngoảnh mặt nhìn.
 
- Bảy Ròm, mày làm gì mà tụi con gái đó cười bể làng bể xóm vậy?
- Nó mà làm được gì tụi con gái, nhát như thỏ đế. Bữa trước tao thấy con Lý vỗ vai mà nó run cầm cập, gần đ'i trong quần. Nếu tao mà có được cặp lông mày rậm đó hả? Tao dớt sạch không còn một em.
...


Ở chổ đông người, đừng làm mất mặt người khác.
BR

Wednesday, November 16, 2016

Nghệ thuật giao tiếp: Đặt mình trong hoàn cảnh người khác.

Ngày xưa, các hoàng đế Ai Cập (Egypt) dùng những kỵ sĩ làm người đưa tin. Những người lính này cưỡi ngựa đem tin từ ngoại thành về báo cáo nhà vua. Nếu đó là tin tốt lành, nhà vua trọng thưởng cho người lính đưa tin. Nếu đó là tin xấu và nhà vua bực mình, người lính dễ dàng bị ... chém đầu!

Ngày nay thì khác. Khi mình báo tin cho ai biết chuyện gì, hầu như chưa nghe chuyện bị chém đầu. Tuy nhiên, khi mình truyền cho ai tin tức nào đó, mình hãy ráng đặt mình trong tâm trạng của người nghe, không phải là tâm trạng của mình.

Thí dụ:
- Ê, Bảy. Con chó của mày có đeo dây cổ màu đỏ, mang tên Venus?
- Ừa, có chuyện gì?
- Tao thấy nó đi lang thang ra đường và có người bắt, liệng lên xe, và chở đi mất tiêu rồi. Vậy cũng tốt, nuôi chó tốn tiền lắm. Nói xong người bạn đó cười ha hả, trông có vẻ anh ta mới báo một tin tốt lành.

- Ai là người nhà của bịnh nhân X?
- Dạ tôi đây, thưa bác sĩ.
- Anh hả? Khiêng ổng về đi há. Hết thuốc chữa rồi.
...

Nội dung tin xấu không làm người nghe buồn nhiều. Thái độ của người đưa tin còn quan trọng hơn nhiều.

Lời nói không mất tiền mua. Chỉ cần đặt mình trong hoàn cảnh của người khác:

- Bảy! Tao thấy có người bắt con Venus, liệng lên xe. Tao la làng, nhưng nó chạy mất tiêu. Bảng số của nó đây. Mầy thử gọi cảnh sát.

- Chào anh. Bịnh tình của người nhà anh trầm trọng thì mong anh hiểu. Tụi tui đã ráng hết sức. Rất tiếc tui phải ra đây gặp anh và báo anh biết....



Chỉ cần nghĩ rằng mình là người đón nhận những tin xấu đó.
BR

Monday, November 14, 2016

Tắm sao cho đúng?

Theo rất nhiều bài nghiên cứu thì đa số người ta tắm bị sai. 

Ở những nơi người ta tắm giếng, hoặc trong nhà không có điều kiện nấu nước ấm thì người ta đành phải tắm nước lạnh. Riết rồi quen đi. Ở những nơi thuận tiện, người ta mở nước tắm thì nước ấm suốt buổi đi tắm. Thiệt là dễ chịu khi tắm nước ấm.

Sự thật thì tắm nước lạnh có lợi cho sức khỏe nhiều hơn so với tắm nước ấm.



(Thằng này láu táu, chưa đọc xong bài của BR viết đã nhảy vô tắm nước lạnh liền. Đáng kiếp!)

Ích lợi của việc tắm nước lạnh thì nhiều lắm, kể ra không hết được:



Tắm nước lạnh tăng cường hệ miễn dịch, làm sạch hề tuần hoàn, tăng cường máu lưu thông, tẩy độc và cung cấp máu tươi tới các bộ phận cơ thể, làm giảm huyết áp, làm co bắp thịt, tẩy trừ độc tố, tăng cường hệ thần kinh ... và ... đỡ tốn tiền sưởi nước nóng. :)

Nếu quen tắm nước ấm rồi thì làm sao tính đây? Cách tắm của Bảy Ròm là đừng mở nước lạnh và nhảy vô liền giống hình trên. Mở nước ấm, đứng dưới vòi nước vài giây đồng hồ để cơ thể cảm thấy dễ chịu. Sau đó, từ từ vặn nước lạnh xuống. Từ từ thôi, sẽ cảm thấy quen và dễ chịu với nước lạnh. Khi cảm thấy quen rồi thì ... lo mà tắm đi chớ thắc mắc gì nữa.








Saturday, November 12, 2016

Mưa Chiều Kỷ Niệm

Mệt thiệt! Nhưng ca hát vẫn là cơn ghiền không bỏ được. <3

Mệt cũng hát. Dở cũng hát.



BR

Ai Đưa Em Về

Bữa nay thứ Năm.




BR ...

Lời Cuối Cho Em





BR

Khổ Vì Yêu Nàng




Trăm lần yêu chẳng cho ta vui thì ... yêu thêm trăm lần nữa.

BR

The End Of The World - Ngày Tận Thế

Hát xong rồi. Dưới đây là bản của ... ca sĩ hát, từ YouTube:



Bản của Bảy Ròm trình bày? Chỉ có một mình Bảy Ròm nghe mới không cười mà thôi. :)
Một phần, đây là bản nhạc viết theo tone nữ, Bảy hát nghe ngang phè!

 The End of the World

Why does the sun go on shining?
Why does the sea rush to shore?
Don't they know it's the end of the world
'Cause you don't love me anymore?
Why do the birds go on singing?
Why do the stars glow above?
Don't they know it's the end of the world?
It ended when I lost your love
I wake up in the morning and I wonder
Why ev'rything is the same as it was
I can't understand, no, I can't understand
How life goes on the way it does

Tận Cùng của Thế Giới

Tại sao trời vẫn chiếu sáng?
Tại sao biển vẫn vỗ bờ?
Biển và trời vẫn không biết rằng ngày tận thế đã tới?
Bởi vì anh không còn yêu em nữa

Tại sao chim vẫn ca hát?
Tại sao sao trời vẫn lấp lánh?
Chim và sao không biết rằng ngày tận thế đã tới?
Thế giới đã tận cùng, ngày em mất đi tình yêu của anh.

Em thức dậy khi trời sáng, và phân vân
Sao mọi vật vẫn như bình thường
Em không hiểu. Em không hiểu nỗi
Sao cuộc đời vẫn trôi qua bình lặng!

BR 

*****
Chưa! Chưa thể tận thế được, khi Bảy Ròm chưa ráng hát cho bằng được bản nhạc này! :)


Sẽ Không Bao Giờ Yêu (nữa)


Bữa nay thứ Năm...



BR

Khúc Tình Buồn


Bữa nay thứ Năm!



BR

Sao Em Nỡ Đành Quên


Youtube xóa video này rồi. Bảy Ròm đang tính cách khác.
Quý khán giả tạm thưởng thức tác phẩm này:


 

BR
 

Monday, October 17, 2016

Nghệ thuật giao tiếp

Cuốn sách có đoạn này hay:


They say the pen is mightier than the sword. It is, but the tongue is even mightier than the pen. Our tongues can bring crowds to laughter, to tears, and often to their feet in shouting appreciation. Orators have moved nations to war or brought lost souls to God. And what is their equipment? The same eyes, ears, hands, legs, arms, and vocal chords you and I have. Perhaps a professional athlete has a stronger body or a professional singer is blessed with a more beautiful singing voice than the one we were doled out. But the professional speaker starts out with the same equipment we all have. The difference is, these jawsmiths use it all. They use their hands, they use their bodies, and they use specific gestures with heavy impact. They think about the space they’re talking in. They employ many different tones of voice, they invoke various expressions, they vary the speed with which they speak . . . and they make effective use of silence.


You may not have to make a formal speech anytime soon, but chances are sometime (probably very soon) you’re going to want people to see things your way. Whether it’s persuading your family to spend their next vacation at Grandma’s, or convincing the stockholders in your multimillion-dollar corporation that it’s time to do a takeover, do it like a pro.

Bảy Ròm dịch đại khái là như vầy:

Người ta nói rằng cây bút có sức mạnh hơn cả cây kiếm. Đúng vậy, nhưng cái lưỡi của con người mình còn có ma lực hơn cả cây bút. Lời nói có thể đem lại tiếng cười cho biết bao nhiêu người, có thể làm rơi bao nhiêu nước mắt, hoặc thường người ta phải quỳ gối để ca ngợi. Những nhà hùng biện có thể đưa các quốc gia lâm vào cảnh chiến tranh, hoặc cứu vớt những linh hồn tội lỗi về với Thượng Đế. Họ sử dụng những thiết bị nào vậy? Cũng chỉ là mắt mũi, tay chân, và tiếng nói mà bạn và tôi, ai cũng sở hữu. Có lẽ rằng một nhà thể thao chuyên nghiệp có được một thân hình khỏe mạnh và một ca sĩ chuyên nghiệp được trời phú cho giọng hát tuyệt vời hơn tụi mình. Nhưng một người diễn thuyết chuyên nghiệp bắt đầu cũng chỉ từ những gì mà mọi người đều có. Điều đáng nói là những người "thợ miệng" này sử dụng tất cả những gì họ có và họ cần. Họ sử dụng tay chân, cơ thể, và họ sử dụng những cử chỉ đặc biệt và đem lại những tác dụng rất hiệu quả. Họ suy nghĩ tới khoảng không gian khi họ đang nói. Họ vận dụng nhiều âm điệu khác nhau, chọn lựa nhiều cách biểu lộ nét mặt... Họ biết ăn nói khi nhanh khi chậm .. và họ biết sử dụng cả những lúc yên lặng.

Bạn có thể chưa biết cách diễn thuyết theo đúng nghi thức, nhưng cơ hội (có thể là rất sớm) sẽ là một ngày bạn muốn mọi người nhìn sự vật theo ý bạn muốn. Có thể đó là vài câu bàn luận để gia đình đồng ý đi nghỉ mát ở nhà ông bà, hoặc thuyết phục những người cổ đông trong công ty chịu chi tiền đầu tư, bạn cần phải biết ăn nói thiệt chuyên nghiệp.

...
Người ta coi trọng việc ăn nói quá hả? Điều đó chứng tỏ rằng biết ăn nói sao cho vừa hợp lý, hợp tình thì lời mình nói chẳng khác gì một vũ khí giúp mình dễ dàng thắng thế trong khi giao tiếp.

Nhưng đây mới là điều Bảy Ròm suy nghĩ: Cũng một lời nói, mình có thể làm tan chảy trái tim người khác. Vậy thì tốt quá! Cũng một lời nói, mình có thể làm người ta đau lòng mà không thể có thứ thuốc thang nào có thể chữa lành. Mình có nên quá vô tình, bạ đâu nói đó, không hề suy nghĩ, để rồi nỗi đau của người khác là chuyện giỡn chơi của mình?

Cây bút mạnh hơn cây kiếm, nhưng lời nói còn mạnh hơn cả cây bút. Lời nói có thể giết chết mạng người. Xin hãy cẩn thận và đừng quá vô tình.

BR

Ích kỷ?

Bảy Ròm có ích kỷ hay không?

Chiều nay tan làm, có ghé tiệm tạp hóa trước khi về nhà. Trời nóng khủng khiếp! Quên chụp hình nhiệt kế trong xe; tuy nhiên, cách đây mấy bữa, trong xe chỉ 107 độ F (41.7 độ C). 



Từ bãi đậu xe, chuẩn bị về nhà thì Bảy thấy ông già kia ngồi bên cạnh bãi cỏ, có con chó ngồi bên cạnh. Từ đó vô tới chổ cửa tiệm thì còn xa lắm. Bãi đậu xe của tiệm này khá lớn. Bảy lái xe đi chậm và tới gần coi thử họ có cần giúp đỡ chuyện gì. Có ai đó đã cho thức ăn, cả chủ và chó có vẻ xơ xác, áo quần ông già, dĩ nhiên là rách và cũ, nhưng nét mặt cả hai không có gì rầu rĩ. Bảy kéo kiếng xe xuống, hỏi thăm. Trong xe của Bảy có bình nước lọc. Đưa ra thì ông già đón nhận vui vẻ.

Khi đó, Bảy mới chú ý đôi bàn chân của ông già. Thiệt là khó cầm được lòng. Trời nắng kiểu đó mà ông già đi chân đất!!! Ông bà ơi! :( Có lẽ vì nóng chân quá nên cả chủ và chó đều ngồi cạnh bãi cỏ, chớ da thịt nào chịu cho thấu cái nóng của mặt đất mùa này. Bảy không dừng xe được lâu; người ta mua sắm giờ tan làm và Bảy không thể cản đường xe đàng sau. Khi lái xe đi ra đường lớn để về nhà, Bảy chợt muốn quay lại cởi đôi giày đang mang trong chân để gởi tặng ông già.

Nhưng làm sao gởi tặng đôi giày được? Bảy không hề tiếc của, hoặc giá trị đồng tiền của đôi giày. Bảy chỉ là rất quý, bởi đó là quà tặng của bạn. Khớp gối của Bảy vẫn chưa lành lặn từ khi bị rách dĩa đệm khớp tới giờ; chỉ có loại giày đó mới giúp Bảy đi lại thoải mái, bớt đau và đứng được lâu. Về nhà, Bảy lấy đôi dép da vẫn mang cuối tuần, ra lại chổ tiệm kia thì ông già và con chó đi rồi. :(

Không những là ông già tội nghiệp, con chó thì lấy giày đâu mà mang? Con Venus của Bảy sướng hơn cả trăm ngàn lần, vừa mập mạp, vừa chắc thịt vì sân sau nhà Bảy lớn như cái rừng con, nó tha hồ chạy nhảy. Bảy học cách tự làm xà bong tắm cho nó, thơm mùi oatmeal (một loại hạt ngũ cốc mà người Mỹ vẫn thường ăn sáng); nó thèm được tắm. Bảy đi làm về thì nó biết nhõng nhẽo, đòi được gãi lưng. Buổi tối, hễ Bảy đưa thức ăn cho nó mà bận quá, bỏ đi liền, không nói gì hết thì nó bỏ ăn. Nó nhõng nhẽo còn hơn người; nói ngọt nó vài câu hoặc dỗ thì nó mới chịu ăn. Con chó của ông già kia thiệt đúng là xấu số!

Thôi! Gì chớ đôi giày thì Bảy đành chịu, mặc dù trong bụng thì không hề tiếc. Bảy sẵn lòng giúp người ta mà. Biết đâu một ngày kia chính mình sẽ sa cơ thất thế và chính mình cần được người khác giúp đỡ. Cầu xin cho ông già và con chó kia luôn luôn may mắn, gặp được nhiều người rộng lòng san sẻ.

Chuyện ngoài tầm tay! Thiệt sự là như vậy! Nghĩ mà chẳng vui. :(
BR

Wednesday, October 12, 2016

Thời gian là vô giá!

Thời gian là vô giá và tiền không thể mua được!



Khi tôi tặng em thời gian, tôi tặng em một phần cuộc đời mà tôi không thể nào lấy lại được. Xin làm ơn đừng để tôi cảm thấy hối tiếc!

BR



Monday, October 10, 2016

Xin lỗi? Làm sao để lời xin lỗi của mình có tác dụng?

Lời xin lỗi tồn tại giữa gỗ và đá? giữa không khí và nước? Không!

Chỉ có những con vật sống mới có khái niệm "Xin lỗi". Bạn coi những tấm hình giống như dưới đây nhiều lần rồi, đúng không? Con vật đó bạn, khi nó làm sai và biết rằng người chủ của nó sẽ không vui, khuôn mặt của nó là như vậy đó.





Lời xin lỗi tồn tại giữa các mối quan hệ tình cảm, giữa bạn bè, người yêu, gia đình, và người trong xã hội. Xin lỗi để làm gì? Xin lỗi để hòa giải, để hồi phục lại tình yêu thương, khôi phục lại lòng tin, danh dự, sự tôn trọng, khôi phục lại tình người.

Có nhiều người rất dễ dàng xin lỗi và hễ họ mở miệng ra, họ xoa dịu được nỗi đau của người khác, sự rạn nứt kia sẽ lành lặn mau chóng. Có nhiều người chỉ biết nói “I am sorry” như một lối thoát. Có nhiều người không biết làm sao để mở miệng, chỉ với ba chữ “Tôi xin lỗi”.

Xin lỗi mà khó dữ vậy sao? Vậy mình làm sao đ lời xin lỗi có hiệu quả? Nhiều tiến sĩ tâm lý học khuyên rằng một lời xin lỗi sẽ mạnh hơn những liều thuốc giảm đau khi mà một trong những điều kiện sau được thỏa mãn:


11.       Lời xin lỗi đó phải đem lại được lòng tự trọng và nhân phẩm của người bị thương tổn. Điều này đâu có khó. Nếu mình làm cho người kia bị đau lòng, bị mất giá trị, mình thành thật thừa nhận việc mình đã làm, gây cho bạn, hoặc người đối diện cái đau mà tự họ không thể bỏ qua được.



Thí dụ: “Tính em là vậy đó. Sợ em quá thì tránh xa em ra. Xin lỗi, ô kê?”



22.       Lời xin lỗi phải dứt khoát rằng lỗi lầm đó, sơ sót đó không xảy ra nữa.



Thí dụ: “Em xin lỗi. Nhưng hễ anh không chấp nhận cách xử sự của em thì em cứ vậy hoài cho anh coi.”



33.       Lời xin lỗi phải nói rõ rằng người bị thương tổn không phải là người gây sự đau lòng đó.



Thí dụ, “Em xin lỗi anh, nhưng hễ anh nói anh buồn thì em bỏ anh mà đi giống như bao lâu nay.” Đó không  phải là lời thành thật xin lỗi. Đó là một lời bào chữa.



44.       Lời xin lỗi phải đi kèm theo lời hứa. Hứa gì thì ai cũng biết rồi đó, miễn sao không phải là một lời hứa lèo.



55.       Lời xin lỗi không có nghĩa là cuộc đối thoại một chiều. Người xin lỗi nên tạo cơ hội cho người bị thương tổn muốn giải bày đôi điều.



Thí dụ, “Em xin lỗi anh. Anh cứ im miệng là đủ. Hễ em làm chuyện gì cà dựt mà anh buồn thì em lại coi thường anh như bao nhiêu năm nay. Chấm hết.”



Mấy người tiến sĩ kia bỏ ra bao nhiêu năm trời để tóm tắt năm điều như trên để người khác biết mà cứu cánh sợi dây tình cảm đã bị đứt. Năm điều? Nhưng họ nói rõ lời xin lỗi của mình chỉ làm được một trong năm điều trên thì điều mình đã làm coi như chưa bao giờ xảy ra. 


Chỉ cần một điều thôi. Dễ mà. Đúng không?

Nguồn:  http://blogs.psychcentral.com/healing-together/2016/10/what-makes-an-apology-effective-in-healing/
BR