Friday, September 30, 2016

Làm sao hàn gắn lại tình bạn mà mình đã cố ý phá vỡ?

Mới đọc chủ đề này, không những một mà rất nhiều bài.

Nếu như mình đã quá nóng nảy, quá coi thường người bạn thân nhứt, làm người đó buồn nhiều lần, rốt cuộc đã xô đẩy người ta, làm sao mình có thể hàn gắn lại tình bạn đó?

Hàn gắn chi nữa? Đã nhiều lần vậy rồi, hàn cũng không dính lại nữa đâu. 

Nói vậy mà không phải vậy. Nhiều bài viết, nhiều lời khuyên từ các nhà tâm lý học, từ những người từng trải, từ bạn bè... đã ghi lại khá nhiều trên internet.

1. Nếu người đó làm điều gì sai, làm cho mình buồn, và mình không hề muốn quay trở lại với tình bạn đó thì thôi. Mình đã dứt khoát vậy rồi.

2. Nếu ngược lại, mình làm bạn buồn, mình đã cố ý phá vỡ tình bạn mà nhiều năm chia sẻ, nếu bây giờ suy nghĩ lại, mình vẫn muốn giữ người bạn đó thì mình làm sao đây?

Điều đầu tiên là mình phải thành thật suy nghĩ tới chuyện mình làm. Phải thiệt lòng muốn thay đổi. Phải chứng tỏ cho bạn thấy rằng con người ai cũng có lúc nóng nảy, giận hờn, mất kiểm soát.

Thứ hai: Thử liên lạc, một tin nhắn, một email, một lần gọi điện thoại. coi sao. Biết đâu người kia quá buồn và không dám gặp lại, nhưng trong lòng họ vẫn coi mình là bạn thì sao? Biết đâu họ chờ mình mở lời trước. Chắc hẳn đó là người bạn tốt thì mình mới muốn nối lại sợi dây tình cảm. Và nếu đó là người bạn tốt thì chắc gì họ giận mình nhiều giống mình đã giận họ. Muốn cửa mở thì mình phải gõ cửa. Đợi cho cánh cửa tự mở để mình bước qua mà không hề tiêu tốn một chút công sức thì đôi khi mình làm hại bạn mà mình cũng làm hại chính mình. Nếu như đó là việc mình đã làm mà bây giờ ngồi yên trông chờ người kia tìm lại mình thì chắc hẳn ai cũng nghĩ rằng điều đó không công bằng. Đúng không?

Thứ ba: Xin lỗi. Xin lỗi không có nghĩa là mình yếu thế hơn, không có nghĩa mình hèn hạ, hay thất bại. Xin lỗi có nghĩa rằng mình coi trọng tình bạn đó cao quý hơn nhiều so với những gì đã xảy ra. Một lời xin lỗi thành thật càng chứng tỏ cho người bạn kia nhận ra mình là một người can đảm, biết nhận trách nhiệm, có suy nghĩ, và thực lòng muốn giữ bạn với mình. Nếu như mình mở miệng xin lỗi mà người ta vẫn không thay đổi thì ngược lại, chính người bạn đó không biết tha thứ cho lòng thành thật của mình. Nếu họ không mở lòng ra thì chưa chắc họ đã xứng đáng với mình.

Đôi khi thật sự làm cho bạn buồn, có người quá cao ngạo, không hề suy nghĩ tới việc mình đã làm, không quan tâm tới hậu quả mình đã gây ra, mất bạn thì đau nhưng vẫn không một chút nhún nhường để xoa dịu nỗi đau của bạn. Mấy người này thì bác sĩ chữa cũng không lành.

Đôi khi thật sự làm cho bạn buồn, có người suy nghĩ  thật lòng và muốn bạn quay lại. Nếu mình vẫn còn biết nghĩ tới bạn, tới chính mình, thì hàn gắn đôi khi không khó lắm, mặc dù rằng mình phải mất thời gian và công sức. Mất tiền có thể kiếm từ chổ khác để thay thế. Mất bạn thì không thể kiếm bạn khác để thay thế. 



Gương vỡ không bao giờ lành! Nhưng tình bạn đã rạn nứt thì vẫn có thể lành lặn trở lại. Chất keo để dán lại tình bạn đó nằm ở trái tim của mình.

BR


Tuesday, September 27, 2016

Nghệ thuật giao tiếp: Bàn lui!

Bài này không có ý nói rằng trong nghệ thuật giao tiếp thì mình nên sử dụng kỹ thuật "Bàn lui".

Bàn lui có nghĩa là "bàn ra". Người ta muốn làm gì thì mình chĩa mỏ vô, bày vẽ ra đủ thứ lý do để họ nản chí, đình hoãn hoặc chấm dứt dự tính của họ.

- Ê, tao muốn tập thể dục cho có thêm chút thịt nạc. Người đâu mà chỉ có xương với da thì chẳng ai dám nhìn.
- Thôi! Mày tập thể dục làm chi. Chỉ thêm tốn tiền, mất thì giờ. Ròm quá thì mặc áo quần dày vô, cho người nhìn thêm bệ vệ. Vậy là đủ rồi.

...

- Ê, tao muốn tập thể dục cho có thêm chút thịt nạc. Người đâu mà chỉ có xương với da thì chẳng ai dám nhìn.
- Đúng rồi đó! Tập thể dục là chuyện nên làm. Tao ủng hộ hai tay. Lúc đầu, chắc mày cử tạ được nửa ký nên không cần phải đi gym, tốn tiền, mà cái tạ nhẹ nhứt cũng nặng một ký. Mày nên chạy bộ, ba năm sau nặng thêm ký rưỡi là tốt lắm rồi. Mập thêm nữa, nhìn xấu lắm.

Một ý định, gặp hai thằng bạn. Một thằng bàn lui, một thằng bàn tới, khuyến khích và ủng hộ.

Bài này muốn nói rằng cuốn sách "Làm sao để nói chuyện với mọi người-92 mẹo vặt" đọc nghe thì rất hay. Ước gì Bảy Ròm đọc cuốn này từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, chia sẻ với bạn bè thì hơi ... chua ăn. 

1. Văn hóa của người phương Tây và phương Đông mình khác nhau khá nhiều. Người phương Tây cởi mở, tự nhiên hơn, nói thì nên nhìn thẳng vô mắt người đối diện, không nên hỏi tiền lương, việc làm ... Người phương Đông, e dè hơn, kín đáo hơn, nhìn thẳng vô mặt người khác thì tốt, nhưng nhìn theo kiểu chằm chằm, lâu quá thì coi chừng bị chửi. Người Việt mình khoe công việc làm và tiền lương một cách rất thoải mái. 

Bảy Ròm về thăm nhà ở Việt Nam. Bạn bè ghé thăm. Tụi nó, hầu như đứa nào cũng, "Tao đi làm ở đó, ở chổ kia, lương 10 triệu, 12 triệu mỗi tháng. Bảy Ròm làm nghề chi bên Mỹ? Lương được bao nhiêu?"

- Hỉ? Ở Mỹ không ai nói ra mức lương của mình là bao nhiêu, chỉ có người trong gia đình mới biết mà thôi.
- Lạ thiệt! Làm được bao nhiêu tiền mà cũng giấu.

2. Những cái mánh lới được hướng dẫn trong cuốn sách đa số dành cho người mình gặp trực tiếp ngoài đời. Giao tiếp với người trước mặt, mình mới có cơ hội để người ta nhìn thấy rõ ánh mắt mình thành thật, tay chân, giọng nói, bước đi ... của mình có sức thuyết phục. 

Bạn bè qua mạng internet thì chỉ có một số ít mẹo vặt áp dụng được mà thôi. Ngay cả mình có thể nói chuyện, coi video chats và nhìn nhau qua internet, người ta vẫn có thể ăn gian nói láo với nhau, ít ra thì cũng dễ dàng hơn là với người mình thiệt sự gặp bên ngoài.

Qua internet gặp được bạn tốt? Có! Nhưng hiếm lắm. :)

Bởi vậy, Bảy Ròm vẫn rất thích và vẫn nghiền ngẫm cuốn sách, đọc thêm cuốn khác nữa. Nhưng chia sẻ với bạn thì Bảy dừng lại. Để từ từ coi chổ nào thiệt hay, thiệt sự là có lý và có ích cho bạn thì Bảy sẽ viết ra.

BR


Sunday, September 25, 2016

Tâm lý học về chuyện ...

... chuyện xì hơi!

Bảy Ròm không có cố ý đi tìm ba cái chuyện dzô diên này để viết. Hôi nhà hôi cửa chớ lợi ích chi! 

Chiều CN, đang bận việc, lại buồn ngủ muốn chết luôn. Tình cờ, đọc được bài này The Psychology of a Fart

Ai thích thì bấm vô link đó để đọc trực tiếp bằng tiếng Mỹ, và tin rằng có bài viết như vậy. Bảy Ròm ráng chống mắt lên, viết lại cho các bạn đây (Bảy đọc và viết lại theo ý mình, không sửa sai ý tác giả quá đáng là được rồi. Chớ Bảy Ròm không dịch lại từng chữ. Theo Bảy thì dịch lại bài của người ta thì khó đọc hơn).

...


Ngày xưa, James Dougherty cưới Marilyn Monroe (đó là ai thì chắc ai cũng biết) khi anh ta mới 21 tuổi và Marilyn mới 16 tuổi. Một ngày, hai người đang ở trong rạp xi-nê, Marilyn ... đ.t. James chưa bao giờ ngửi mùi gì thúi tới mức đó, và nó lan tỏa ra nhiều hàng ghế trong rạp. ha ha ha! Anh ta ngồi yên đó tới 10 phút, quê quá, trong khi Marilyn cười điên dại, ngay cả sau khi mùi thúi đó biến mất.

Người ta xì hơi vì nhiều lý do, cũng giống như người ta tiểu tiện, đại tiện bởi những lý do khác nhau. Có người tè hoặc ị trong quần vì sợ. Các tử tù, khi bị hành quyết, thường xả ra trong quần. Nhiều người bị chĩa súng vô mặt đôi khi tè ướt quần.

Người khác, nhứt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên, hoặc những người tai quái, thích xả hơi để làm hề. Có người xì ra khi say. Có người xả để cho vui hoặc phô bày cái tính khó trị của họ. Marilyn hình như cảm thấy thích thú khi làm hôi phòng và chọc người khác tức cho vui.

Không phải loại xì hơi nào cũng có ý nghĩ về tâm lý học. Đôi khi chuyện đó có liên can tới món ăn và thức uống. Đôi khi, đó là một tình trạng bịnh lý, thí dụ là chứng viêm bao tử, chứng kích thích đường ruột. Đôi khi, đó là triệu chứng của người già, mất sức kiểm soát cái "nắp cầu tiêu". :). Đôi khi, đ.t chỉ là đ.t, đơn giản vậy thôi.

Trong nhiều trường hợp, người ta xì hơi để bày tỏ cảm xúc của mình. Người ta có thể đ.t vì giận (Marilyn có thể là như vậy), đ.t vì cần người khác chú ý tới mình (thiếu gì cách khác hả trời!!!), hoặc họ xả ra vì sợ (giống đã nói ở trên). Sự thật thì đ.t lại là một chủ đề cần nghiên cứu khoa học khác dài dòng. Có người chọn cách xả hơi ở chổ công cộng; có người ráng nín lại và chạy đi tìm phòng vệ sinh. Vậy thì chuyện gì đem lại sự khác nhau đó? Hai quyết định khác nhau đó có liên can tới bản tính con người hay không? Thường thường thì người ta không thừa nhận rằng mình mới "xịt khói" ra, và chuyện đó dẫn tới câu nói "Ai nghe mùi thì ... ráng ngửi."

Một mặt khác của chuyện đ.t là hầu như chẳng ai nói tới hoặc viết ra. Chuyện che giấu này liên can tới một khía cạnh khác của tâm lý học. Bất cứ chuyện gì có liên quan tới đi tè, đi ị, xì hơi, hoặc làm chuyện người lớn, nghĩa là chuyện gì có liên quan tới phòng vệ sinh và phòng ngủ thì thường người ta tách biệt ra khỏi con mắt soi mói của thiên hạ. Vậy tại sao con người mình muốn che đậy những chuyện rất bình thường đó? Tại reng?

Thiệt vậy! Tại sao người ta che đậy cơ thể mình, đặc biệt là phần cơ thể về tính dục và "tiết niệu"? Tác giả của bài viết này (không phải là Bảy Ròm) nghĩ rằng đó là bởi vì con người có tính tự tôn. Con người mình nghĩ rằng mình thuộc loại động vật "tiên tiến", khác biệt với những động vật khác có lối sống rất là ... "súc vật" Mình khác với chó, bò, ngựa,  hoặc voi, mấy con này thoải mái ị hoặc tè nơi công cộng. Hễ người ta càng văn minh, người ta càng muốn kín đáo những việc làm giống "súc vật" kia. (Nói vậy thì mấy người Tàu đi du lịch và cho con ị giữa đường cũng thuộc loại súc vật hay sao?).

Kinh Thánh và Kinh Koran có nói về ông Adam và bà Eva, ngày xưa bị cám dỗ ăn trái táo cấm, để từ đó họ biết tới chuyện tốt và xấu. Sau đó, Adam và Eva bị cảm thấy xấu hổ và phải dùng áo quần để che đậy sự xấu hổ của mình. Chuyện này thì mấy đứa nhỏ đều học được khi ba má tụi nó không muốn tụi nó cởi truồng chổ công cộng, không "rờ chim", ợ hơi, hoặc đ.t nơi công cộng.

Cái tính tự tôn của con người cũng dẫn tới chuyện họ lẩn tránh một số chuyện, thí dụ là chuyện chết, nhứt là cái chết của chính họ. Ai cũng sống giống như cuộc sống này là vĩnh cửu, chẳng có chiện chết. Tính tự tôn đó cũng dẫn tới chuyện không ai muốn thừa nhận lỗi lầm của mình, muốn từ chối những thói quen xấu, thí dụ là rất ít người tự nhận mình là người nghiện rượu.

Sự thật thì sử dụng từ "đ.t" cũng không được khuyến khích, chữ đó nghe có vẻ thô tục và hạ cấp (Bảy Ròm cố ý viết sai chính tả đó. :) Người ta ráng dùng từ khác: xả hơi, xì,... nghe "văn minh" hơn (theo Bảy thì cũng vậy, cái nào rồi cũng thúi rum! ha ha).

Tóm lại, con người mình làm chủ cái bản năng động vật của mình thì cứ để tự nhiên, đừng đè nén quá đáng và tự đánh giá thấp. Chuyện tự hạ thấp giá trị của mình sẽ dẫn tới rối loạn trong cơ thể. Khi mình thành thật với bản thân mình, ngay cả chuyện đ.t, thì mình mới đúng là con người thực thụ. Biết đâu, ngày trước, Marilyn cố ý xả hơi vì đó là cách thể hiện bản chất con người của cô ta!
...
 Ý tác giả này muốn nói rằng mình nên sống thành thật, khi mắc quá thì cứ xả đại ra, ai nghe mùi nấy hửi!

Nghe lời ông này hay không là tùy ở các bạn. 
Bảy Ròm chọn lối sống nào hả? Ngu gì nói ra. 


 Nguồn: The Psychology of a Fart - Gerald Schoenewolf, Ph.D.

Thursday, September 22, 2016

Nghệ thuật giao tiếp: Câu cá!

Trong giao tiếp cũng có màn "câu cá" sao?


Ở đâu đó, người ta muốn mời bạn bè hát nhạc karaôkê, người ta dùng ... cần câu. :)) Kỹ thuật "câu cá" của mấy người đó, theo thiển ý của Bảy, chưa được nhuần nhuyễn cho lắm. Chút nữa sẽ quay lại nhìu chiện chổ này.

Trong giao tiếp cũng có màn "câu cá". Khi trò chuyện với ai đó, gần như chắc chắn mình muốn câu chuyện được kéo dài (nếu không muốn thì hơi sức đâu mà nói nhiều, đi ngủ sướng hơn!). Người bạn của mình có muốn nói chuyện lâu với mình hay không, phần lớn là tùy ở ... chính mình. Bởi vậy, mỗi khi nói chuyện với ai đó mà mình có thiện cảm, muốn giữ tình thân, muốn có quan hệ tốt để còn gặp gỡ hoặc làm ăn sau này, hoặc đó là người mà mình đang mê mẩn, mất ăn mất ngủ ngày đêm ..., kéo dài câu chuyện là cả một nghệ thuật và cần phải tính toán.

Có những điều mà mình không nên ăn nói cộc lốc, trả lời cụt ngủn như đuôi nòng nọc. Mình phải ... câu!

1. "Bạn ở đâu tới?" Đừng trả lời quá ngắn gọn. 
Thử lấy thí dụ, hai cuộc đối thoại:

a. - Bạn là người ở đâu?
- Miền Trung.
- Miền Trung? Là ở đâu?
- Miền Trung là ở giữa miền Bắc và miền Nam. Hỏi dấm dớ vậy mà cũng hỏi.


b. - Bạn là người ở đâu?

- Tui hả? Tui là người Quảng Nam. Bạn có biết Quảng Nam nổi tiếng chuyện gì không?
- ...
- Dễ mà. Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay lo, Bình Định nằm co, Thừa Thiên lủm hết. 
- Ồ, vậy hả? Vậy ...

Có lẽ bạn đồng ý rằng câu trả lời ở phần b. tạo cơ hội cho người hỏi có chuyện mà nói. Họ sẽ không bị cụt hứng hoặc bí thế, chẳng biết "miền Trung" ở chổ nào mà thằng khùng đó trả lời có hai chữ vậy thì khó lòng nói tiếp được.

2. "Bạn làm nghề gì?" Cũng vậy, đừng trả lời quá ngắn gọn.
Thí dụ:
a. - Bạn làm nghề gì?
- Bán trà đá.
- ...

b. - Bạn làm nghề gì?
- Bảy Ròm bán trà đá. Ngoài chợ Đông Ba đó bạn. Đắt khách lắm bạn. Ai khát nước đâu tận dưới Lăng Cô cũng đón xe đò lên Huế tìm tui để uống trà đá.
- Chu cha! Cơ sở làm ăn chắc lớn lắm? 
- Đâu có. Nước thì múc nước giếng. Trà thì mua mấy gói bột màu bán ngoài chợ, chữ Tàu tùm lum, chẳng biết bột chi. Đá thì mỗi ấm bỏ vô một cục. Người ta khen rầm rầm. Bạn uống không, tui mời.

Cũng vậy, câu trả lời ở trên giống như xáng xuống đầu họ một búa. Nếu muốn hỏi tiếp thì người ta phải tự tìm hiểu. Bạn nhận ra câu trả lời bên dưới mở đường cho người hỏi có nhiều chuyện để 888 tiếp. Họ có thể bàn tới chuyện bột đó có phải là bột trà hay bột chống ngứa da, hay bột khử mùi hôi nách, nước giếng chổ nào, đi lấy có gần hay không.... Câu cá là vậy đó, mình kiếm cớ kéo người đối thoại với mình đi theo, có nhiều chuyện để nói. Đừng để họ bị cụt hứng và thiếu chuyện để 8.

3. Giới thiệu tên. Khi gặp gỡ nhiều người mà mình cần phải giới thiệu tên người ta...
Cũng thử nghe hai thí dụ sau:
a. - Chị Tám. Giới thiệu với chị, đây là chị Sáu. Còn chị Sáu, đây là chị Tám.
- ...

Nếu chỉ nói chừng đó thì giống như bắt người ta cụng đầu vô tường, không có chổ thoát.
Bạn thử nghe đoạn ới:
  b. - Chắc hai người chưa biết nhau, để tui giới thiệu. Đây là chị Tám, và đây là anh Bảy. Vậy anh Bảy có biết chị Tám chưa? Chưa hả? Chị Tám nổi tiếng trong xóm em đó. Hễ chị lên tiếng thì cả xóm im re, chỉ có con nít không biết chmới dám lên tiếng khóc thôi. Còn anh Bảy đây nổi tiếng rành rõi các loại thuốc táo bón, thuốc Tây cũng như thuốc Tàu. Ảnh không phải là thầy thuốc đâu à nha. Chẳng qua ảnh bị táo bón kinh niên, thuốc nào cũng uống nhiều hơn ăn cơm nên ảnh rành. Cxóm ai bị táo bón thì tới hỏi ảnh, khỏi tốn tiền khám bịnh.

Chắc mọi người đoán được câu trả lời bên dưới tạo cơ hội cho anh Bảy và chị Tám, tuy mới gặp nhau lần đầu, cũng hiểu nhau khá nhiều, và họ có cớ để nói chuyện, chẳng thiếu đề tài, chẳng phải suy nghĩ lâu.

Câu cá trong giao tiếp là một nghệ thuật. 
Quay lại chuyện cũ, câu cá khi mời người ta hát cũng là một nghệ thuật.

- Bảy Ròm hát bản nhạc đó đi há. Ở giữa bản nhạc có đoạn rap chửi lộn, giọng Bảy Ròm trình bày chổ đó là tuyệt vời luôn đó. ...

Mời người ta làm việc gì, khen đại một câu để hnổi mẫn nổi hứng lên và họ dễ chìu theo ý mình.



Monday, September 19, 2016

Lắng nghe ...

Bận quá, chưa rảnh để tập hát. 

Lắng nghe người nghèo này, vô gia cư, chơi đàn piano, ngoài đường, ở Florida:



... 

Lắng nghe, và suy nghĩ!

Người đàn ông, vô gia cư, đó tên là Donald Gould. Khi còn trẻ, ông ta đã từng đi lính Marine. Cuộc đời đưa đẩy ông ta tới nông nỗi đó, không nhà cửa, không việc làm... Đi lang thang ngang cái tiệm có cái đàn piano phía trước, ông ta ngồi xuống ... Khi đó, người đi đường mới biết được hai bàn tay thiên phú của ổng. May mắn thiệt! Có người quay video và gởi lên YouTube. Chỉ mt ngày, đã có hơn 100 ngàn người coi đoạn video phía trên. Tài năng âm nhạc của ông, ngay lập tức lan truyền khắp thế giới, qua mạng internet. 

Đoạn video dưới được quay một ngày sau đoạn video trên: 


Người ta gom góp để giúp đông ta có nhà cửa và khá nhiều tiền trong tài khoản ở ngân hàngRất nhiều đài truyền hình, tin tức đã tìm gặp để phỏng vấn. Đài Fox News ở Tampa, Florida cũng có một cuộc phỏng vấn:


Vinh dự hơn na, ông ta được mời trình diễn piano bản quốc ca Mỹ cho một trận đấu NFL (National Football League):


Hơn vậy nữa, ông ta thâu nhạc và có album riêng:


Nhờ tài năng âm nhạc, ch một vài tuần sau, cuộc đời ông ta đổi đen thành hồng. :)

Trong các cuộc phỏng vấn, ông ta trả lời rất chân thành rằng ông được ban phước rất nhiều, rằng đó có thể là cơ hội cuối cùng trong đời và ông không để bất cứ ai thất vọng nữa. 


Câu hỏi Bảy dành cho các bạn: Tại sao? Chiện chi mà chiện chi mà ông ta phải ra nông nỗi đó?
...
Nghiện rượu! :))

Điều Bảy học được đây là rượu chè tàn phá cuộc đời mình ghê vậy đó. May mắn thay, ông Donald Gould là thiên tài âm nhạc nên được người ta giúp đỡ. Hàng triệu người khác lỡ di buông thả cuộc đời. Tới ngày cuối cùng vẫn phải sống vất vưởng lang thang.

BR