Monday, October 10, 2016

Xin lỗi? Làm sao để lời xin lỗi của mình có tác dụng?

Lời xin lỗi tồn tại giữa gỗ và đá? giữa không khí và nước? Không!

Chỉ có những con vật sống mới có khái niệm "Xin lỗi". Bạn coi những tấm hình giống như dưới đây nhiều lần rồi, đúng không? Con vật đó bạn, khi nó làm sai và biết rằng người chủ của nó sẽ không vui, khuôn mặt của nó là như vậy đó.





Lời xin lỗi tồn tại giữa các mối quan hệ tình cảm, giữa bạn bè, người yêu, gia đình, và người trong xã hội. Xin lỗi để làm gì? Xin lỗi để hòa giải, để hồi phục lại tình yêu thương, khôi phục lại lòng tin, danh dự, sự tôn trọng, khôi phục lại tình người.

Có nhiều người rất dễ dàng xin lỗi và hễ họ mở miệng ra, họ xoa dịu được nỗi đau của người khác, sự rạn nứt kia sẽ lành lặn mau chóng. Có nhiều người chỉ biết nói “I am sorry” như một lối thoát. Có nhiều người không biết làm sao để mở miệng, chỉ với ba chữ “Tôi xin lỗi”.

Xin lỗi mà khó dữ vậy sao? Vậy mình làm sao đ lời xin lỗi có hiệu quả? Nhiều tiến sĩ tâm lý học khuyên rằng một lời xin lỗi sẽ mạnh hơn những liều thuốc giảm đau khi mà một trong những điều kiện sau được thỏa mãn:


11.       Lời xin lỗi đó phải đem lại được lòng tự trọng và nhân phẩm của người bị thương tổn. Điều này đâu có khó. Nếu mình làm cho người kia bị đau lòng, bị mất giá trị, mình thành thật thừa nhận việc mình đã làm, gây cho bạn, hoặc người đối diện cái đau mà tự họ không thể bỏ qua được.



Thí dụ: “Tính em là vậy đó. Sợ em quá thì tránh xa em ra. Xin lỗi, ô kê?”



22.       Lời xin lỗi phải dứt khoát rằng lỗi lầm đó, sơ sót đó không xảy ra nữa.



Thí dụ: “Em xin lỗi. Nhưng hễ anh không chấp nhận cách xử sự của em thì em cứ vậy hoài cho anh coi.”



33.       Lời xin lỗi phải nói rõ rằng người bị thương tổn không phải là người gây sự đau lòng đó.



Thí dụ, “Em xin lỗi anh, nhưng hễ anh nói anh buồn thì em bỏ anh mà đi giống như bao lâu nay.” Đó không  phải là lời thành thật xin lỗi. Đó là một lời bào chữa.



44.       Lời xin lỗi phải đi kèm theo lời hứa. Hứa gì thì ai cũng biết rồi đó, miễn sao không phải là một lời hứa lèo.



55.       Lời xin lỗi không có nghĩa là cuộc đối thoại một chiều. Người xin lỗi nên tạo cơ hội cho người bị thương tổn muốn giải bày đôi điều.



Thí dụ, “Em xin lỗi anh. Anh cứ im miệng là đủ. Hễ em làm chuyện gì cà dựt mà anh buồn thì em lại coi thường anh như bao nhiêu năm nay. Chấm hết.”



Mấy người tiến sĩ kia bỏ ra bao nhiêu năm trời để tóm tắt năm điều như trên để người khác biết mà cứu cánh sợi dây tình cảm đã bị đứt. Năm điều? Nhưng họ nói rõ lời xin lỗi của mình chỉ làm được một trong năm điều trên thì điều mình đã làm coi như chưa bao giờ xảy ra. 


Chỉ cần một điều thôi. Dễ mà. Đúng không?

Nguồn:  http://blogs.psychcentral.com/healing-together/2016/10/what-makes-an-apology-effective-in-healing/
BR


No comments:

Post a Comment