Thursday, September 22, 2016

Nghệ thuật giao tiếp: Câu cá!

Trong giao tiếp cũng có màn "câu cá" sao?


Ở đâu đó, người ta muốn mời bạn bè hát nhạc karaôkê, người ta dùng ... cần câu. :)) Kỹ thuật "câu cá" của mấy người đó, theo thiển ý của Bảy, chưa được nhuần nhuyễn cho lắm. Chút nữa sẽ quay lại nhìu chiện chổ này.

Trong giao tiếp cũng có màn "câu cá". Khi trò chuyện với ai đó, gần như chắc chắn mình muốn câu chuyện được kéo dài (nếu không muốn thì hơi sức đâu mà nói nhiều, đi ngủ sướng hơn!). Người bạn của mình có muốn nói chuyện lâu với mình hay không, phần lớn là tùy ở ... chính mình. Bởi vậy, mỗi khi nói chuyện với ai đó mà mình có thiện cảm, muốn giữ tình thân, muốn có quan hệ tốt để còn gặp gỡ hoặc làm ăn sau này, hoặc đó là người mà mình đang mê mẩn, mất ăn mất ngủ ngày đêm ..., kéo dài câu chuyện là cả một nghệ thuật và cần phải tính toán.

Có những điều mà mình không nên ăn nói cộc lốc, trả lời cụt ngủn như đuôi nòng nọc. Mình phải ... câu!

1. "Bạn ở đâu tới?" Đừng trả lời quá ngắn gọn. 
Thử lấy thí dụ, hai cuộc đối thoại:

a. - Bạn là người ở đâu?
- Miền Trung.
- Miền Trung? Là ở đâu?
- Miền Trung là ở giữa miền Bắc và miền Nam. Hỏi dấm dớ vậy mà cũng hỏi.


b. - Bạn là người ở đâu?

- Tui hả? Tui là người Quảng Nam. Bạn có biết Quảng Nam nổi tiếng chuyện gì không?
- ...
- Dễ mà. Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay lo, Bình Định nằm co, Thừa Thiên lủm hết. 
- Ồ, vậy hả? Vậy ...

Có lẽ bạn đồng ý rằng câu trả lời ở phần b. tạo cơ hội cho người hỏi có chuyện mà nói. Họ sẽ không bị cụt hứng hoặc bí thế, chẳng biết "miền Trung" ở chổ nào mà thằng khùng đó trả lời có hai chữ vậy thì khó lòng nói tiếp được.

2. "Bạn làm nghề gì?" Cũng vậy, đừng trả lời quá ngắn gọn.
Thí dụ:
a. - Bạn làm nghề gì?
- Bán trà đá.
- ...

b. - Bạn làm nghề gì?
- Bảy Ròm bán trà đá. Ngoài chợ Đông Ba đó bạn. Đắt khách lắm bạn. Ai khát nước đâu tận dưới Lăng Cô cũng đón xe đò lên Huế tìm tui để uống trà đá.
- Chu cha! Cơ sở làm ăn chắc lớn lắm? 
- Đâu có. Nước thì múc nước giếng. Trà thì mua mấy gói bột màu bán ngoài chợ, chữ Tàu tùm lum, chẳng biết bột chi. Đá thì mỗi ấm bỏ vô một cục. Người ta khen rầm rầm. Bạn uống không, tui mời.

Cũng vậy, câu trả lời ở trên giống như xáng xuống đầu họ một búa. Nếu muốn hỏi tiếp thì người ta phải tự tìm hiểu. Bạn nhận ra câu trả lời bên dưới mở đường cho người hỏi có nhiều chuyện để 888 tiếp. Họ có thể bàn tới chuyện bột đó có phải là bột trà hay bột chống ngứa da, hay bột khử mùi hôi nách, nước giếng chổ nào, đi lấy có gần hay không.... Câu cá là vậy đó, mình kiếm cớ kéo người đối thoại với mình đi theo, có nhiều chuyện để nói. Đừng để họ bị cụt hứng và thiếu chuyện để 8.

3. Giới thiệu tên. Khi gặp gỡ nhiều người mà mình cần phải giới thiệu tên người ta...
Cũng thử nghe hai thí dụ sau:
a. - Chị Tám. Giới thiệu với chị, đây là chị Sáu. Còn chị Sáu, đây là chị Tám.
- ...

Nếu chỉ nói chừng đó thì giống như bắt người ta cụng đầu vô tường, không có chổ thoát.
Bạn thử nghe đoạn ới:
  b. - Chắc hai người chưa biết nhau, để tui giới thiệu. Đây là chị Tám, và đây là anh Bảy. Vậy anh Bảy có biết chị Tám chưa? Chưa hả? Chị Tám nổi tiếng trong xóm em đó. Hễ chị lên tiếng thì cả xóm im re, chỉ có con nít không biết chmới dám lên tiếng khóc thôi. Còn anh Bảy đây nổi tiếng rành rõi các loại thuốc táo bón, thuốc Tây cũng như thuốc Tàu. Ảnh không phải là thầy thuốc đâu à nha. Chẳng qua ảnh bị táo bón kinh niên, thuốc nào cũng uống nhiều hơn ăn cơm nên ảnh rành. Cxóm ai bị táo bón thì tới hỏi ảnh, khỏi tốn tiền khám bịnh.

Chắc mọi người đoán được câu trả lời bên dưới tạo cơ hội cho anh Bảy và chị Tám, tuy mới gặp nhau lần đầu, cũng hiểu nhau khá nhiều, và họ có cớ để nói chuyện, chẳng thiếu đề tài, chẳng phải suy nghĩ lâu.

Câu cá trong giao tiếp là một nghệ thuật. 
Quay lại chuyện cũ, câu cá khi mời người ta hát cũng là một nghệ thuật.

- Bảy Ròm hát bản nhạc đó đi há. Ở giữa bản nhạc có đoạn rap chửi lộn, giọng Bảy Ròm trình bày chổ đó là tuyệt vời luôn đó. ...

Mời người ta làm việc gì, khen đại một câu để hnổi mẫn nổi hứng lên và họ dễ chìu theo ý mình.



No comments:

Post a Comment